Quá trình hình thành Lịch_Dân_quốc

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, chính quyền Trung hoa Dân quốc thông qua lịch Gregorius (Tây lịch), và dùng cho các hoạt động thương mại, nhưng đại bộ phận dân chúng tiếp tục sử dụng lịch truyền thống (Âm lịch).Từ 1916 đến 1921, Trung Quốc bị kiểm soát bởi các lãnh chúa được các thế lực thuộc địa nước ngoài ủng hộ. Từ khoảng năm 1921 cho đến năm 1928, các lãnh chúa tiếp tục chiến đấu ở miền bắc Trung Quốc, nhưng chính phủ Quốc Dân Đảng đã kiểm soát miền nam Trung Quốc và tiếp tục sử dụng lịch Gregorius. Sau khi Quốc Dân Đảng thành lập lại Trung hoa Dân quốc vào ngày 10 tháng 10 năm 1928, lịch Gregorian được chính thức thông qua, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1929. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục sử dụng lịch Gregorian từ năm 1949.

Mặc dù đã thông qua lịch Gregorius, nhưng việc tính số năm vẫn là một vấn đề. Truyền thống Trung Quốc là sử dụng niên hiệu của hoàng đế và năm trị vì. Một giải pháp thay thế là sử dụng triều đại của vị vua Hoàng Đế, một vị vua nửa lịch sử, nửa huyền thoại vào thiên niên kỷ thứ ba TCN, để tính số năm. Vào đầu thế kỷ 20, một số người Trung Quốc ủng hộ chế độ Cộng hòa bắt đầu tán thành phương pháp này. Do đó số năm sẽ được độc lập với niên hiệu của hoàng đế.

Khi Tôn Trung Sơn trở thành Tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, ông đã gửi điện tín cho các nhà lãnh đạo của tất cả các tỉnh và tuyên bố ngày 13 tháng 4 năm thứ 4609 của vị vua Hoàng Đế (tương ứng với ngày 1 tháng 1 năm 1912) là năm Dân quốc đầu tiên. Ý định ban đầu của lịch Dân quốc là tiếp nối thông lệ phong kiến trong việc đánh số năm dựa vào niên hiệu hoàng đế đang trị vì, một thông lệ phổ biến ở Trung Quốc. Sau khi thành lập nước Cộng hòa, do thiếu đi một vị hoàng đế, họ quyết định sử dụng năm thành lập chính thể hiện tại để đánh số năm. Phương pháp mới này làm giảm những nhược điểm của phương pháp cũ. Trong lịch sử, không có vị Hoàng đế nào trị vì hơn 61 năm, do đó niên hiệu thường xuyên thay đổi. Vị vua cai trị lâu đời nhất trong lịch sử Trung QuốcKhang Hi từ năm 1662-1722 (năm Khang Hy 61). (Hoàng đế Càn Long đã thoái vị vào năm 1795, tức là năm Càng Long 60, nhưng niên hiệu của Càn Long vẫn được sử dụng không chính thức cho đến khi ông qua đời năm 1799 tức là năm Càn Long 64.)

Cũng giống như các niên hiệu hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến, năm Dân quốc (民國 Mínguó, "Republic") cũng có 2 chữ là chữ viết tắt của Trung hoa Dân quốc (中華民國 Zhōnghuá Mínguó, ""). Năm 1912 là năm Dân quốc đầu tiên, được gọi là Dân quốc Nguyên niên 民國 元年 (Mínguó Yuánnián) và năm 2010, "năm Dân quốc thứ 99" là 民國 九十 九年, 民國 99 年, hoặc đơn giản là năm 99.

Ngoài lịch Dân quốc, người Đài Loan tiếp tục sử dụng âm lịch cho một số công việc nhất định như ngày lễ, tính tuổi người và các mục đích tôn giáo.